Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Dương Chí Dũng khai ông Phạm Quý Ngọ gọi điện mật báo

Dương Chí Dũng khai ông Phạm Quý Ngọ gọi điện mật báo

07/01/2014 15:02 (GMT + 7)
TTO - Dương Chí Dũng khai chính thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ gọi điện báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt giam, "chú nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian."

Ông Dương Chí Dũng đã khai chính thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ mật báo tin ông Dũng bị khởi tố và gợi ý tạm lánh đi một thời gian.
Chiều 7-1, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài tiếp tục làm việc.
Ông Dương Chí Dũng, có mặt tại tòa với tư cách là nhân chứng, tiếp tục khai về các diễn biến liên quan đến vụ việc.
Ông Dương Chí Dũng đã khai chính thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ mật báo tin ông Dũng bị khởi tố và gợi ý tạm lánh đi một thời gian.
Theo ông Dũng, ngày 17-5-2012, Dũng điện thoại cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi xem ông Ngọ đi công tác về chưa. Ông Ngọ nói đi công tác TP.HCM, đang trên đường Nội Bài về Hà Nội. Ông Phạm Quý Ngọ thông báo luôn là chiều hôm đó, Thủ tướng sẽ nghe báo cáo về vụ việc của Dương Chí Dũng. 
"Chiều hôm 17-5, tôi loanh quanh ở trung tâm thành phố ở khu vực gần nhà anh Ngọ, khu vực đường Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng để chờ anh Ngọ. Tôi có nói với anh Ngọ rằng tối em ghé anh. Đến khoảng 17-18g tối ngày 17-5, tôi đang loanh quanh trên trên xe thì anh Ngọ gọi điện cho tôi thông báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian. Sau đó, anh ấy nói tiếp rằng là nên tắt điện thoại đi. Sau đó thì tôi trốn, lúc tối ngày 17-5. "- Dương Chí Dũng khai.
TTO
*TTO đang tiếp tục cập nhật

"Siêu lừa" Huyền Như đối diện án tù chung thân

06/01/2014 16:29 (GMT + 7)
TTO - Tiếp tục phiên xét xử buổi chiều 6-1, VKSND TP.HCM công bố bản cáo trạng thể hiện toàn bộ nội dung vụ án và hành trình chiếm đoạt 4.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như.

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa - Ảnh: Thuận Thắng
Theo bản cáo trạng của VKSND Tối cao (dày 72 trang) được kiểm sát viên công bố tại phiên tòa, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank Chi nhánh TP.HCM) bị cáo buộc đã phạm hai tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản (số tiền gần 4.000 tỉ đồng) và làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức.
Lừa đảo vì ôm nợ "khủng" vay tín dụng đen
Theo cáo trạng của VKS, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như đầu tư kinh doanh bất động sản và vay nợ tiền của rất nhiều cá nhân, tổ chức, ngân hàng với số tiền nợ khoảng 200 tỉ đồng với lãi suất cao.
Cụ thể, Huyền Như đã vay tiền với lãi suất cao của 5 cá nhân là Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành, Đào Thị Tuyết Dung, Hùng Mỹ Phương, Phạm Văn Chí và một số ngân hàng để có vốn, nhưng đến năm 2010 bởi việc kinh doanh bất động sản gặp khó khăn nhưng nợ lãi không thể thanh toán được khiến Huỳnh Thị Huyền Như phải lo kiếm tiền trả vốn và lãi.
Tài liệu điều tra thể hiện, bắt đầu từ cuối năm 2007 Huỳnh Thị Huyền Như đã gặp Nguyễn Thiên Lý tại ngân hàng Vietinbank và ngỏ ý muốn mượn tiền của Lý để làm ăn với lãi suất 0,4%/ngày. Như đồng ý với mức lãi suất này và Như ngỏ ý muốn vay 100.000 đô la Mỹ và khoảng 3 tỉ đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình làm ăn sau này, Như đã vay của Lý nhiều lần hơn và mức lãi suất cũng bởi vậy mà cũng thay đổi tăng đến 3,7%/ngày với tổng số tiền lên tới 554 tỷ đồng và 340.000$. Tính đến thời điểm năm 2011, Như đã trả cho Lý tổng số tiền cả gốc và lãi là 1.296 tỷ đồng và hiện còn nợ của Lý số tiền là 216 tỷ đồng và 340.000 đô la Mỹ.
Không chỉ vay của Nguyễn Thị Thiên Lý, Huỳnh Thị Huyền Như còn vay của Nguyễn Thị Lành, một đối tượng chuyên cho vay nặng lãi khác với số vốn vay ban đầu chỉ là 5 tỉ đồng, lãi suất 0,4%/ngày và cứ 3 ngày đáo hạn một lần cả gốc và lãi. Tuy nhiên, tính đến thời điểm năm 2011 Huỳnh Thị Huyền Như đã nợ Lành tổng cộng số tiền là 7.841 tỉ đồng và Như đã trả cho Lành số tiền là 9.028 tỉ đồng.
Ngoài ra, Huyền Như còn vay của Đào Thị Tuyết Dung số tiền là 265 tỉ đồng và trả được cho Dung số tiền là 440 tỉ đồng; Vay của Hùng Mỹ Phương số tiền là 184 tỉ đồng và trả được cho Phương số tiền là 218 tỉ đồng và còn nợ của Phương 130 tỉ đồng. Như vay của Phạm Văn Chí 17,49 tỉ đồng và nhờ Chí đứng tên vay số tiền là 72 tỉ đồng.
Vốn là một cán bộ ngân hàng, có thẩm quyền ký lệnh chi lên tới 50 tỉ đồng/lần, Huỳnh Thị Huyền Như đã lợi dụng những hiểu biết của mình tại ngân hàng và lợi dụng danh nghĩa của Vietinbank để huy động vốn của các khách hàng ham lãi suất cao. Ngoài uy tín mà Như tạo được nhờ vào công việc từ Viettinbank mang lại, một trong những hành vi mà Huyền Như thực hiện để lừa đảo các khách hàng đó là làm giả hàng loạt con dấu, chữ ký và hợp đồng giả để chiếm đoạt tiền.
Huỳnh Thị Huyền Như (áo hồng, giữa) cùng đồng phạm trước giờ tòa xét xử - Ảnh: Quang Định
Án cao nhất của "siêu lừa" Huyền Như là tù chung thân
Cáo trạng xác định Như đã dùng thủ đoạn gian dối, con dấu, tài liệu giả để lừa đảo số tiền khổng lồ của 9 cá nhân và 3 ngân hàng là: ACB (718 tỉ đồng), Nam Việt (200 tỉ đồng), ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) 180 tỉ đồng. Cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố Huỳnh Thị Huyền Như theo khoản 4 của điều 139 Bộ luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Cùng bị cáo buộc phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với Như là các bị cáo: Võ Anh Tuấn (42 tuổi, Phó Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Nhà Bè), Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Như, 42 tuổi, Phó Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Khải), Trần Thị Tố Quyên (33 tuổi, Nhân viên Công ty Hoàng Khải).
Bên cạnh đó, cáo trạng cũng xác định: Đào Thị Tuyết Dung, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương và Phạm Văn Chí đã có hành vi cho Huyền Như vay vãi suất cao hơn hàng chục lần so với lãi suất cơ bản mà nhà nước quy định, phạm vào tội "cho vay lãi nặng".
Tài sản của "siêu lừa" Huyền Như kê biên được gần 230 tỉ đồng
Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan tố tụng đã thu giữ, kê biên một số tài sản của "siêu lừa" Huyền Như để đảm bảo thi hành án sau này. Các tài sản của Huyền Như gồm hơn 39 tỉ đồng tiền mặt, 3 xe ô tô (trị giá khỏang 4,5 tỉ đồng), kê biên 13 bất động sản gồm: nhiều căn hộ cao cấp tại quận 1, Bình Thạnh, một biệt thự (trị giá 16 tỉ đồng) tại quận 7 TP.HCM, biệt thự (trị giá hơn 37 tỉ đồng) tại KDL Hồ Tràm, Bà Rịa Vũng Tàu, 2 villa H2 dự án Nam Hải (Quảng Nam) trị giá 43 tỉ đồng cùng nhiều bất động sản trị giá hàng tỉ đồng khác.
Tuy nhiên, tổng cộng số tài sản mà cơ quan tố tụng thu giữ, kê biên được của "siêu lừa" trên có trị giá gần 230 tỉ đồng, quá nhỏ so với 4.000 tỉ đồng mà cáo trạng cáo buộc Huyền Như đã chiếm đoạt của những tổ chức, cá nhân bị lừa đảo.
Kết thúc ngày xét xử đầu tiên, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã công bố cáo trạng bổ sung vào tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đối với hai bị hại là bà Lê Thị Kim Tuyến (quận 3. Tp.HCM) và ông Phạm Anh Huấn (quận 1).
Theo nội dung cáo trạng bổ sung, bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như cũng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hai bị hại này với số tiền là 11 tỷ đồng thông qua hợp đồng tiền gửi vào Vietinbank. Ngày mai, 7-1, tòa sẽ tiếp tục vào lúc 8g sáng.
Liên quan đến hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như, 12 bị cáo khác nguyên là cán bộ, nhân viên Vietinbank cùng bị truy tố xét xử. Trong đó, 9 bị cáo bị truy tố về tội "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" gồm:
Trần Thanh Thanh (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Tống Nguyên Dũng (nguyên nhân viên tín dụng phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Bùi Ngọc Quyên (nguyên phó phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Hoàng Hương Giang (nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Phạm Thị Tuyết Anh (nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Đoàn Lê Du (nguyên trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng), Huỳnh Trung Chí (nguyên nhân viên tín dụng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ), Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên phó phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng), Nguyễn Thị Phúc Ngân (nguyên giao dịch viên phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng)
Lương Thị Việt Yên (nguyên trưởng phòng giao dịch Võ Văn Tần - Chi nhánh Nhà Bè), Hồ Hải Sỹ (nguyên phó phòng giao dịch Võ Văn Tần - Chi nhánh Nhà Bè) và Lê Thị Ngọc Lợi (nguyên giao dịch viên phòng giao dịch Võ Văn Tần) bị truy tố tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
H.ĐIỆP - C.MAI

Đạp xe đến trường, nữ sinh bị chém nhập viện

Thứ Tư, ngày 08/01/2014 14:20 PM (GMT+7)
Theo thông tin ban đầu, nữ học sinh này bị một côn đồ dùng dao rất sắc cứa mu bàn tay phải khi em đang đi xe đạp đến trường. Vết thương sâu đến tận xương, đứt gân tay co duỗi ngón trỏ, vết thương dài hơn 10cm… Bố của nữ sinh này cũng bị đâm trọng thương cách đây gần 8 tháng.
Tin tức An ninh hình sự cập nhật liên tục tại TIN TUC 24H. Tin điều tra những vụ trọng án, kỳ án, trùm tội phạm bị phap luat truy nã. Video nhat ky 141 đồng hành cùng phá án cực nhanh, cực HOT...
Vào khoảng 6h30 phút sáng 8/1, em Hà S.L.M (14 tuổi, học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản, Nha Trang, Khánh Hòa) đang lái xe đạp đến trường, đã bị chém trọng thương ở mu bàn tay phải.
Cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, em M. kể, đang đạp xe trên đường Lê Đại Hành (P.Phước Tiến TP Nha Trang) đến trường thì thấy nhói đau ở bàn tay phải và thấy một thanh niên chạy xe máy vượt lên. Vẫn ráng chịu đau, em M đạp xe đến trường rồi được thầy cô giáo và một phụ huynh chở đi cấp cứu.
Đạp xe đến trường, nữ sinh bị chém nhập viện - 1
Em M. được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Thầy Đinh Tấn Lộc – Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản –cho biết, vừa đến cổng trường thầy thấy M. quẳng xe đạp, ôm tay kêu. Vết thương trên tay nữ sinh này rất nặng, sâu tới tận xương nhưng máu không chảy. Theo cô Lê Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/9, M. là nữ sinh có học lực trung bình khá, hạnh kiểm tốt, không có biểu hiện mâu thuẫn gì với bạn bè.
Đạp xe đến trường, nữ sinh bị chém nhập viện - 2
Em M bị chém trọng thương ở mu bàn tay phải.
Bác sĩ Bùi Văn Bảo, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, M. bị vật rất sắc cắt đứt ngang mu bàn tay phải, vết cắt dài 10cm gần hết chiều ngang mu bàn tay, lộ cả gân và xương.
Gân co duỗi ngón tay trỏ bàn tay phải của M. bị đứt lìa, hai gân ngón tay khác bị tổn thương. Lúc 8h30 cùng ngày, M. được đưa vào phòng phẫu thuật nối gân tay bị đứt và xử lý vết thương.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng điều tra Công an TP Nha Trang và Công an tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc xác minh, điều tra.
Đáng lưu ý, trước đó, vào ngày 11/5/2013, ông Hà Danh Trí, cha em M., đang ngồi trong nhà thì bị một số đối tượng lạ mặt vào nhà đâm hai nhát vào bụng, gây đứt ruột, thủng dạ dày. Ông Trí phải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật mới thoát chết.
Được biết, ông Trí có góp vốn làm ăn và xảy ra mâu thuẫn, kiện tụng ra tòa tranh chấp tài sản.
Theo Mai Khuê (Dân Việt)

Bình luận: Thương hiệu U19 Việt Nam

- +  | |
Trung Dũng
Thứ tư, ngày 08-01-2014 - 10:13:01
Bao giờ bạn tự hỏi, Việt Nam có bao nhiêu thương hiệu mạnh đủ sức vươn ra thị trường quốc tế? Chúng ta có gạo, có cà phê, hồ tiêu, cao su và nhiều mặt hàng được khách hàng khắp năm châu ưa chuộng. Nhưng những thương hiệu thực sự nổi tiếng và tạo được nhiều ảnh hưởng trên thương trường quốc tế thì chưa nhiều!
U19 Việt Nam có màn trình diễn ấn tượng trước các đối thủ mạnhU19 Việt Nam có màn trình diễn ấn tượng trước các đối thủ mạnh
Việt Nam cần những thương hiệu mạnh bởi nó phản ánh sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Với bóng đá Việt Nam, chúng ta cũng cần những thương hiệu mà thế giới phải biết, phải ghi nhận. Bởi, chỉ khi nào có thể cạnh tranh một cách đàng hoàng với những nền bóng đá mạnh thì chúng ta mới hoàn thành được sứ mệnh hội nhập của mình.

Lâu lắm rồi dư luận mới được đắm chìm trong men say, trong niềm hân hoan khi nói về một đội bóng trẻ. Thậm chí, khi mà U19 Việt Nam  thi đấu, những con đường Hà Nội trở nên thưa vắng khác thường. Và, chẳng thể tin được chuyện, một trận đấu của các cầu thủ trẻ lại khiến người dân Việt Nam hào hứng kéo đến các quán cà phê, các nhà hàng để được “phiêu” với trái bóng.

U19 Việt Nam  giờ đã trở thành một thương hiệu của tình yêu, của niềm tin! Thế mới có chuyện, dù đội thua trận và bộc lộ những hạn chế nhưng người hâm mộ vẫn cảm thấy thích thú và tự hào về các cầu thủ trẻ. Khi yêu và tin, người ta luôn lãng mạn!


Nhìn những khán đài rực lửa và màn trình diễn đắm say lòng người của U19 Việt Nam, người ta tin rằng, bóng đá Việt Nam vẫn còn nguyên khát vọng, vẫn hội tụ nhiều yếu tố để phát triển bền vững. Chúng ta có nguồn năng lượng vô tận để bùng cháy, vấn đề là phải biết biến những tiềm năng của mình thành thương hiệu trứ danh.

Tôi tin, sau những màn trình diễn ấn tượng trước các đối thủ mạnh đến từ Nhật Bản, Italia và Anh, U19 Việt Nam sẽ trở thành một thương hiệu có sức lôi cuốn đặc biệt. Và, nếu biết chớp những cơ hội đang có, U19 Việt Nam nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung sẽ tìm được cho mình đường băng để cất cánh!
Thắng tôm thẻ, đừng chê tôm sú
Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.
 Quảng canh cũng nuôi tôm thẻ
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam có thể nói là đang tăng lên từng ngày. Năm 2012, nếu như diện tích tôm thẻ chân trắng mới là 42 ngàn ha. Sang năm 2013 đã tăng lên 66 ngàn ha.
Tuy diện tích này hãy còn khiêm tốn so với diện tích nuôi tôm sú, nhưng nhờ năng suất cao hơn nhiều, nên sản lượng tôm thẻ chân trắng trong năm qua đã vượt qua tôm sú. Cụ thể, sản lượng tôm thẻ chân trắng là 280 ngàn tấn, trong khi tôm sú là 268 ngàn tấn.
Chất lượng con giống cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn, năng suất tốt hơn nhiều…, đó là những điểm quyết định để tôm thẻ chân trắng lấn át tôm sú. Ông Võ Quang Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), khẳng định: “Con tôm thẻ chân trắng do đã được gia hóa nên kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn tôm sú. Nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ 55 ngày là đã bắt đầu có lãi khi tôm đạt kích cỡ 120 con/kg, còn tôm sú phải 3 tháng mới bắt đầu có lãi”.

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng
Ông Lê Văn Quang, TGĐ Tập đoàn Minh Phú, cho biết, sở dĩ con tôm thẻ chân trắng có thể lấn át con tôm sú không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn cầu, là nhờ con tôm này đã được trải qua một quá trình chọn tạo giống một cách bài bản trong nhiều năm qua. Hồi những năm 90 của thế kỷ trước, con tôm thẻ chân trắng chỉ lớn bằng con tôm đất, nên chưa được các nước nuôi thành sản phẩm xuất khẩu.
Khi ấy, Chính phủ Mỹ đã đầu tư khoa học công nghệ vào khâu chọn tạo giống cho con tôm thẻ chân trắng. Qua một quá trình chọn tạo công phu, đến nay, tôm thẻ chân trắng đã có những dòng đạt kích cỡ tới 13/15 hay thậm chí 8/12, tức là không thua kém gì so với tôm sú.
Một điều rất đáng lưu ý là không chỉ chiếm lĩnh các vùng nuôi công nghiệp, bán thâm canh, tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào những nơi vốn được coi là chỉ nên nuôi tôm sú, đó là khu vực nuôi quảnh canh. Trước đây, dù bị con tôm thẻ chân trắng tấn công mãnh liệt, nhưng quảng canh vẫn được coi là địa hạt riêng của con tôm sú. Tuy nhiên, điều này đã bắt đầu bị phá vỡ.
Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP, cho hay, hiện nay, ở bán đảo Cà Mau, tại những vùng nuôi quảng canh, thay vì thả nuôi tôm sú như bao năm qua, giờ đây, nông dân đã thả nuôi tôm thẻ trên 70% diện tích. Tôm thẻ ở đây cũng được nuôi theo kiểu quảng canh, tức là không cho ăn thức ăn công nghiệp mà tự tìm kiếm nguồn thức ăn từ tự nhiên.
Ông Lê Văn Quang, cho biết rõ thêm rằng gần đây, bộ phận thu mua tôm nguyên liệu của Tập đoàn Minh Phú đã đem về những lô tôm thẻ nguyên liệu có kích cỡ lớn 18-20 con/kg, mua được từ những người nông dân thả nuôi trong khu vực quảng canh. Số lượng mua mỗi ngày không nhỏ, từ 5-7 tấn. Điều này đủ để thấy rằng nông dân đã tự thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng quảng canh với diện tích lớn như thế nào.
Phải giữ tôm sú
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT chủ trương tiếp tục phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng sẽ không bỏ tôm sú, đặc biệt là ở các hệ thống nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến tại bán đảo Cà Mau. Việt Nam không bỏ con tôm sú, bởi nước ta là một trong số những nước ít ỏi vẫn còn nuôi con tôm này, nên vẫn có thị trường xuất khẩu cho nó.
 Mặt khác, tại các hệ thống nuôi quảng canh như tôm – lúa, tôm trong rừng ngập mặn…, chưa có những đánh giá đầy đủ trong việc đưa con tôm thẻ chân trắng vào nuôi ở đấy, nên vẫn phải sử dụng tôm sú. Ông Trần Thiện Hải cũng cho rằng cần phải có cả tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú để doanh nghiệp dễ bán hàng hơn.
Ông Lê Văn Quang, chia sẻ, trên thế giới, các nước đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng gần hết. Tôm sú chỉ còn được nuôi ở Kolkata (Ấn Độ) và ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị trường tôm thế giới, tôm sú vẫn có thị trường rất tốt. Khoảng 20% người tiêu dùng tôm trên thế giới vẫn muốn ăn tôm sú, cho dù giá cao hơn so với tôm thẻ chân trắng.
 Sở dĩ có điều này là vì hương vị của con tôm thẻ chân trắng vẫn chưa thể sánh được với tôm sú. Vì thế, vào thời điểm này, giá tôm sú thành phẩm vẫn đang cao hơn giá tôm thẻ chân trắng 2- 2,5 USD/kg.
Cũng vì con tôm sú vẫn có giá trị cao và thị phần đáng kể trên thị trường tôm thế giới, nên theo ông Lê Văn Quang, sau một thời gian đẩy mạnh phát triển tôm thẻ chân trắng và bỏ quên tôm sú, hiện tại, Thái Lan đang âm thầm chọn lọc, gia hóa tôm sú, nhằm chọn ra dòng tôm sú có những đặc tính sinh học tốt hơn so với tôm thẻ chân trắng, với mục đích sẽ phát triển trở lại loại tôm này.
Mặt khác, theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành tôm, nếu chỉ mải chạy theo tôm thẻ chân trắng, sẽ tới lúc ngành tôm Việt Nam gặp bất lợi lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi vì đi sau khá lâu so với nhiều nước, nên giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta vẫn đang cao hơn giá thành loại tôm này ở nhiều nước tới 10-20%.
Bằng chứng là mặc dù năm qua, Thái Lan bị thiệt hại nặng nề về sản lượng tôm, nhưng trong những ngày đầu năm này, giá tôm thẻ nguyên liệu từ Thái Lan nhập về Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá tôm thẻ nguyên liệu trong nước. Còn giá tôm thẻ chân trắng Ấn Độ vẫn đang thấp hơn giá tôm thẻ Việt Nam khoảng 2 USD/kg.
Vì thế, để cạnh tranh được trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp đang bắt buộc phải đi sâu vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng. Mà để làm được điều này, doanh nghiệp phải kiên trì, mất mấy năm trời mới bắt đầu bán được hàng.

Ông Quang cho rằng, Nhà nước nên có một chiến lược đầu tư cho con tôm sú ở khâu chọn tạo giống, gia hóa…, nhằm tìm ra dòng tôm sú có những đặc tính sinh học tốt hơn tôm thẻ chân trắng. Nếu làm được điều này, tôm sú lại có thể vượt qua tôm thẻ chân trắng để đứng ở vị trí số 1 trong ngành tôm Việt Nam.
Ngày 8/1/2014 - Theo Nông nghiệp Việt Nam